Xem thêm

8 Trường hợp máy in gặp lỗi và cách khắc phục

CEO Lộc Minh
Máy in là một thiết bị văn phòng phổ biến và dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, có thể xảy ra các trường hợp máy in báo lỗi, làm gián đoạn...

Máy in là một thiết bị văn phòng phổ biến và dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, có thể xảy ra các trường hợp máy in báo lỗi, làm gián đoạn quá trình in ấn. Đừng lo, bạn có thể tự khắc phục nhanh chóng mà không cần đến thợ sửa chữa. Dưới đây là tổng hợp 8 tình huống báo lỗi thường gặp ở máy in và cách khắc phục chuẩn nhất.

Nhận biết máy in báo lỗi và cách xử lý

Bạn đang thao tác in ấn như thường ngày, nhưng máy in không hoạt động? Máy in bị kẹt giấy, không nhận lệnh hay xuất hiện các lỗi khác mà bạn chưa biết cách xử lý? Hãy tìm hiểu các trường hợp lỗi máy in thường gặp dưới đây để biết cách xử lý khi cần thiết.

1. Lỗi máy in kẹt giấy

Kẹt giấy là tình huống giấy bị mắc giữa quá trình in ấn, gây gián đoạn. Nguyên nhân thường do giấy ẩm, nhăn nheo, đặt lệch trong khay hoặc đặt quá nhiều giấy. Trục kéo giấy bị hao mòn hoặc rách bao lụa cũng có thể dẫn đến kẹt giấy. Nếu máy in không in được sau khi bạn nhập lệnh, hãy chú ý xem đèn màu vàng có nhấp nháy liên tục không. Nếu thấy đèn vàng nhấp nháy, bạn có thể khắc phục lỗi theo hướng dẫn sau:

  • Mở phần nắp đậy của máy, nắm chặt và kéo mạnh ra ngoài.
  • Lấy hộp mực ra, dùng tay kéo tờ giấy bám ở thanh cuộn ra ngoài.
  • Lắp hộp mực trở lại vị trí ban đầu, đóng nắp lại và tiến hành in ấn như bình thường.

Lưu ý: Không kéo giấy từ bên ngoài để tránh gây trầy xước hoặc gãy trống mực. Để tránh máy in kẹt giấy, nên sử dụng giấy in chất lượng, không ẩm ướt, không trộn lẫn các loại giấy khác nhau. Kích cỡ giấy phải phù hợp với khay nạp, sắp xếp gọn gàng và ngay ngắn, không đặt quá nhiều giấy.

2. Máy in báo lỗi "Error Printing"

Đây là một lỗi rất phổ biến ở máy in nhưng ít người biết cách xử lý. Thông báo "Error Printing" xuất hiện khi người sử dụng không thực hiện đúng hướng dẫn và quy trình của thiết bị. Lỗi "Error Printing" cũng có thể xảy ra khi bạn nâng cấp máy tính lên Windows 10. Nếu bạn bấm ngẫu nhiên vào các nút trên bảng điều khiển để thử khắc phục, bạn có thể gặp phải lỗi nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số cách khắc phục lỗi "Error Printing" trên máy in:

Cách 1: Cập nhật USB

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R trên máy tính.
  • Gõ "devmgmt.msc" và nhấn Enter.
  • Xác nhận theo thông báo hiển thị trên màn hình.
  • Mở trình quản lý thiết bị USB.
  • Nhấn chuột phải vào cổng USB và chọn "update driver software".
  • Chọn kết nối internet để máy tự động cập nhật USB.
  • Nhấn OK sau khi hoàn tất.

Cách 2: Khởi động lại printer pool và xóa tác vụ in

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R trên máy tính.
  • Gõ "Wap.msv" và nhấn Enter.
  • Nhấn chuột phải vào mục Print Spooler và chọn Stop.
  • Mở Windows Explorer tại My Computer.
  • Xóa các tác vụ in đang bị kẹt chưa in được.
  • Hoàn tất và tiến hành in ấn bình thường.

Nếu bạn thấy khó thực hiện các bước xử lý trên, bạn có thể khắc phục bằng cách đơn giản nhất là tắt máy in và khởi động lại. Tuy nhiên, việc này có thể làm máy khởi động chậm hơn, đặc biệt khi chưa tắt hết các cửa sổ đang mở.

3. Máy in báo lỗi kêu to bất thường

Đôi khi, trong quá trình vận hành, máy in có thể phát ra các âm thanh lạ như tiếng rít, cành cạch hoặc kêu ken két. Tiếng ồn từ máy in ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh trong văn phòng làm việc. Nó cũng báo hiệu máy in có hiện tượng bất thường cần được khắc phục sớm. Tùy thuộc vào âm thanh mà máy phát ra, bạn có thể xác định lỗi đang gặp phải.

  • Kêu sột soạt như vò tờ giấy => Áo lụa bị rách.
  • Kêu lục cục => Hỏng bánh răng của máy in hoặc hộp mực.
  • Kêu o o hoặc rít từng hồi => Motor quang bị khô hoặc hư hỏng.
  • Kêu ken két => Các bộ phận bên trong máy dính bụi bẩn.
  • Tiếng ồn bất thường khác do máy bị nghiêng.

Việc khắc phục tiếng kêu ở máy in cần dựa vào âm thanh phát ra. Nếu vấn đề nằm ở áo lụa, máy cần được thay áo lụa mới. Hoặc các bộ phận bánh răng, motor quang cần được bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế để đảm bảo máy hoạt động ổn định. Nếu bạn không xác định được nguyên nhân tiếng ồn của máy, cách xử lý tốt nhất và nhanh nhất là liên hệ đến dịch vụ sửa chữa máy in.

4. Lỗi máy in kéo giấy liên tục

Theo thống kê, 90% trường hợp máy in báo lỗi là do kéo giấy liên tục. Hiện tượng này là máy kéo thêm các tờ giấy khác đi theo bản in, khiến quá trình in mất nhiều thời gian để sắp xếp lại giấy. Chất lượng bản in cũng bị ảnh hưởng. Giấy bị kéo thường gây ra lỗi máy in kẹt giấy.

Lỗi kéo giấy thường do xốp giảm âm trong rơ le tách giấy bị mục. Nhựa dính trong xốp giảm âm bám vào rơ le, khi rơ le hít giấy, nhựa dính khiến giấy không thể tách ra được. Điều này làm cho máy in quay liên tục, kéo theo nhiều tờ giấy cùng một lúc. Các nguyên nhân khác gây lỗi kéo giấy là: giấy ẩm, đặt giấy không đúng cách, cao su lấy giấy đã mòn, bánh răng gỉ sét...

Bạn có thể khắc phục máy in báo lỗi kéo giấy liên tục như sau:

  • Vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống cơ kéo giấy.
  • Tra dầu bôi trơn cho hệ thống bánh răng.
  • Thay rơ le kéo giấy nếu đã bị mục, biến dạng.
  • Không sử dụng giấy ẩm, giấy nhăn nheo.
  • Sắp xếp giấy in ngay ngắn, vừa vặn trong khay.
  • Vệ sinh hoặc thay thế quả đào cao su.

5. Bản in có sọc đen

Các sọc đen trên bản in cũng là dấu hiệu máy in gặp lỗi. Tùy thuộc vào đường sọc đen chạy dọc hay ngang trên giấy, có cách khắc phục khác nhau.

Bản in có vệt đen chạy dọc trang giấy

  • Nguyên nhân: Có thể do gạt mực đã sử dụng lâu ngày và bị mực cô đặc bám chặt. Gạt mực mất tính năng mềm dẻo nên không thể gạt sạch mực thải dính trên drum (trống mực). Điều này làm cho bản in xuất hiện các sọc đen chạy thẳng từ trên xuống dưới trang giấy. Hoặc do thanh gạt mực bị xước, gãy; trục ép và bo lụa bị rách làm mực bị lem ra ngoài.

  • Khắc phục:

    • Kiểm tra thanh gạt mực, lau sạch mực cô đặc bám trên đó.
    • Kiểm tra hộp mực máy in, đổ bỏ mực thải nếu bị tràn.
    • Thay drum gạt hộp mực mới nếu bề mặt drum bị xước, gãy.
    • Thay đồng thời cả drum và gạt mực nếu vẫn còn vết sọc đen.

Bản in có vệt đậm chạy ngang trang giấy

  • Nguyên nhân: Đây là hiện tượng máy in gặp lỗi ở bộ phận trống mực hoặc hộp mực. Chúng bị sứt mẻ, hao mòn, bám bụi bẩn, cặn mực gây ra sọc ngang trên trang giấy. Lỗi sọc ngang cũng có thể do bị ghim giấy rơi vào trong drum, trục cao su bị hỏng.

  • Khắc phục:

    • Thay mới trống mực đã bị xước, hao mòn.
    • Thay mới trục cao su, tránh để lâu sẽ gây hại các bộ phận khác.

6. Máy in báo lỗi "Can not start spooler service"

Đây là lỗi máy in không nhận lệnh in và thường hiển thị thông báo "Can not start spooler service" trên máy tính. Thông báo này trong tiếng Việt có nghĩa máy in đang không được kết nối đến dịch vụ. Nguyên nhân do kết nối giữa máy in và máy tính gặp trục trặc. Hoặc khi in ở máy in chia sẻ mạng nội bộ, màn hình hiển thị "Server down" là do máy chủ đã tắt.

Để khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh, bạn thực hiện như sau:

  • Kiểm tra đầu cáp kết nối để đảm bảo lắp đúng vị trí và không bị lỏng.
  • Vào Start trên máy tính, điều hướng đến Run, gõ lệnh "services.msc".
  • Tìm và nhấn chuột vào Print Spooler.
  • Chọn tính năng Automatic trong phần Startup type.
  • Khởi động lại dịch vụ bằng cách nhấn Start.

7. Hiện tượng máy in báo lỗi treo lệnh

Lệnh in bị treo là lỗi máy in thường gặp khi thực hiện quá nhiều lệnh cùng lúc hoặc tập dữ liệu cần in quá lớn. Cách khắc phục lỗi treo lệnh in rất đơn giản.

Lỗi treo khi in quá nhiều lệnh:

  • Truy cập vào mục Printer trên máy tính, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các tập tin đang chuẩn bị in.
  • Nếu muốn hủy hết các lệnh đã tạo, bạn nhấn nút "cancel all documents". Hoặc nhấn vào từng tập tin, chọn cancel ở lệnh mà bạn muốn hủy.

Lỗi treo do tập dữ liệu quá lớn:

  • Vào mục Start của máy tính, tìm trong Run lệnh "Cmd".
  • Ở cửa sổ Command Prompt, bạn nhấn chọn Net stop spooler và Enter. Lúc này, dịch vụ in sẽ tạm dừng.
  • Kích hoạt lệnh in mới bằng cách nhấn Net Start spooler và Enter.

8. Máy in báo lỗi không nhận giấy

Bạn đặt giấy trong khay nhưng máy in không nhận? Lỗi này thường do giấy đặt chưa khớp với khay, bị lệch hoặc có tờ nhăn nheo, ẩm ướt. Để khắc phục, bạn chỉ cần kéo khay giấy ra, sắp xếp lại tập giấy cho ngay ngắn. Loại bỏ những tờ giấy nhăn nheo, ẩm ướt hoặc bớt giấy nếu chúng quá dày. Đẩy khay vào máy, tiến hành in ấn bình thường.

Ngoài 8 lỗi phổ biến kể trên, khi sử dụng máy in còn có thể gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật khác như lỗi font chữ, lỗi kẹt cơ, không kéo được giấy, in sai màu, mất màu, chữ nhòe... Nếu bạn không hiểu về tình trạng máy in báo lỗi, không nên nhấn nút lung tung. Giải pháp "cứu hộ" tốt nhất cho bạn là liên hệ đến dịch vụ sửa máy in chuyên nghiệp.

Dịch vụ sửa máy in tại Hà Nội uy tín - Rapi

Nhu cầu sử dụng máy in tại Hà Nội rất cao. Do đó, dịch vụ sửa chữa máy in cũng phát triển đáng kể. Thay vì tự cố gắng sửa máy và có thể làm hỏng hơn, bạn có thể tìm đến các dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh chóng. Nhân viên kỹ thuật sẽ đến tận nơi kiểm tra và khắc phục sự cố, với chi phí hợp lý.

Nếu bạn đang ở Hà Nội và đang cần sửa máy in, bạn có thể tham khảo dịch vụ sửa máy in của Công ty CP Đầu tư Rapi Hà Nội. Rapi chuyên sửa chữa máy in các loại và cung cấp linh kiện chính hãng để thay mới khi cần thiết.

  • Đến trong vòng 20 phút ở khu vực nội thành.
  • Dịch vụ sửa máy in phục vụ cả ngày cuối tuần, lễ, Tết.
  • Báo giá công khai, minh bạch và đúng giá trước khi sửa chữa.
  • Thời gian sửa tối đa 24 giờ nếu mang máy về trụ sở kỹ thuật.
  • Nếu thời gian sửa kéo dài, Rapi sẽ cho quý khách mượn máy tương đương để đảm bảo tiến độ công việc.
  • Cam kết sửa đúng lỗi, sửa triệt để, không phát sinh phụ phí.
  • Có dịch vụ bảo hành uy tín sau sửa chữa.

"Máy in báo lỗi" không còn là điều đáng lo ngại khi bạn làm việc ở Hà Nội. Rapi cung cấp dịch vụ sửa máy in tại Hà Nội nhanh chóng, chất lượng, giá phải chăng và bảo hành chuyên nghiệp. Quý khách có thể liên hệ đến 0978926624 hoặc 0946201088 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

1